Dù đợt điều trị ung thư đã kết thúc nhưng vẫn còn một quãng đường dài phải vượt qua. Sau điều trị ung thư, người bệnh vẫn tiếp tục thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, để kiểm tra xem liệu ung thư có quay trở lại không, kiểm soát các tác dụng phụ và theo dõi sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

 

1. Lên kế hoạch tái khám theo dõi

Người bệnh và đội ngũ điều trị sẽ lên kế hoạch theo dõi tái khám riêng cho người bệnh ấy. Kế hoạch này sẽ là bảng chỉ dẫn để tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe trong hàng tháng và hàng năm tới. Kế hoạch này bao gồm kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm lâm sàng, và thường dựa trên phác đồ điều trị cho chẩn đoán cụ thể. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc mong muốn và những ưu tiên cá nhân của người bệnh.

Khi quay trở về cuộc sống hàng ngày sau điều trị ung thư, thực hiện kế hoạch chăm sóc theo dõi khiến nhiều người bệnh sống sót sau ung thư có cảm giác nắm chắc những gì đang xảy ra. Hãy luôn giữ một hệ thống hỗ trợ y tế tại chỗ để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.

2. Phòng ngừa ung thư tái phát

Một trong những mục tiêu của tái khám theo dõi là để kiểm tra sự tái phát của bệnh. Ung thư tái phát là khi người bệnh bị mắc ung thư trở lại sau đợt điều trị, bởi vì một vùng nhỏ tế bào ung thư không bị phát hiện ra vẫn còn lưu lại trong cơ thể. Những tế bào này âm thầm tăng trưởng số lượng cho đến khi chúng bị phát hiện trên kết quả kiểm tra hoặc gây dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Nguy cơ ung thư tái phát, cũng như thời gian và vị trí tái phát, phụ thuộc vào loại ung thư được chẩn đoán. Không may mắn thay, các bác sĩ không thể dự đoán người bệnh nào sẽ lại mắc ung thư, nhưng nếu bác sĩ nắm rõ tiền sử của bạn, họ có thể đưa ra những thông tin cụ thể về nguy cơ tái phát hơn cho từng trường hợp. Họ cũng có thể có các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ này.

Suốt quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh. Xét nghiệm được chỉ định dựa trên rất nhiều yếu tố:

Tầm quan trọng của việc theo dõi sau điều trị ung thư
Xét nghiệm máu
  • Loại và giai đoạn ung thư được chẩn đoán ban đầu
  • Các phương pháp điều trị được đưa ra
  • Có bằng chứng y tế nào cho thấy xét nghiệm giúp cải thiện sức khỏe của một người hay kéo dài tuổi thọ của một người

Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn lưu ý các dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc thù của ung thư tái phát.

3. Kiểm soát tác dụng phụ kéo dài và tác dụng phụ muộn

Hầu hết mọi người đều chuẩn bị tinh thần trải qua những tác dụng phụ khi điều trị ung thư, nhưng nhiều bệnh nhân bất ngờ khi dù đã vượt qua ung thư nhưng các tác dụng phụ vẫn còn lởn vởn. Đây chính là các tác dụng phụ kéo dài, ngoài ra những tác dụng phụ muộn có thể xuất hiện sau hàng tháng có khi vài năm sau khi đợt điều trị kết thúc. Tác dụng phụ kéo dài và tác dụng phụ muộn có thể tác động lên cả thể chất và tinh thần.

Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về nguy cơ bị tác dụng phụ kéo dài. Nguy cơ này phụ thuộc vào loại ung thư, kế hoạch điều trị và điều kiện sức khỏe của người bệnh. Nếu từng áp dụng biện pháp điều trị được biết sẽ có tác dụng phụ muộn cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm phù hợp, ví dụ như:

  • Khám tuyến giáp hàng năm cho những người đã xạ trị ở khu vực đầu, cổ hoặc cổ họng.
  • Xét nghiệm chức năng phổi cho những người nhận bleomycin (Blenoxane) hoặc ghép tủy xương / tế bào gốc. Xét nghiệm cho thấy phổi có thể giữ được bao nhiêu không khí và tốc độ không khí di chuyển vào và ra khỏi phổi.
  • Điện tâm đồ thường xuyên (EKG) cho những người được xạ trị ở ngực và / hoặc nhận được liều cao của một nhóm thuốc gọi là anthracyclines. Anthracycline bao gồm doxorubicin (Adriamycin) hoặc hóa chất hoá trị khác được biết là gây ảnh hưởng đến chức năng tim.
  • Chụp nhũ ảnh thường xuyên bắt đầu từ giai đoạn sớm đối với những phụ nữ đã xạ trị ở ngực khi còn trẻ.
  • Các xét nghiệm hình ảnh định kỳ, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc xét nghiệm máu để theo dõi ung thư thứ hai.

Điều quan trọng là hãy trao đổi với bác sĩ về các xét nghiệm thích hợp dựa trên tiền sử ung thư.

Địa chỉ thăm khám theo dõi bệnh

Tuỳ vào các điều kiện sau mà người bệnh sau ung thư nên chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín với các bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao để tiếp tục theo dõi và tầm soát:

  • Loại ung thư và giai đoạn tiến triển
  • Tác dụng phụ cần điều trị
  • Các điều kiện bảo hiểm
  • Ưu tiên cá nhân

4. Giữ gìn hồ sơ y tế

Thông tin về chẩn đoán và kế hoạch điều trị của người bệnh vô cùng giá trị cho tất cả bác sĩ chăm sóc. Thông tin về kế hoạch điều trị và các khuyến cáo chăm sóc theo dõi đặc biệt quan trọng đối với bác sĩ chăm sóc chính của mình.Bác sĩ chăm sóc chính của bạn có thể không tham gia vào nhiều phần trong điều trị ung thư của bạn, nhưng những thông tin này sẽ giúp bác sĩ giám sát việc chăm sóc theo dõi và đảm bảo sức khỏe của bạn đang đi đúng hướng. Nó cũng hữu ích để có thông tin này trong hồ sơ y tế của bạn nếu bạn thay đổi bác sĩ trong tương lai.Một bản tóm tắt điều trị thường bao gồm:

  • Ngày chẩn đoán
  • Loại ung thư, bao gồm loại mô / tế bào, giai đoạn và cấp độ (nếu biết)
  • Ngày điều trị và danh sách các phương pháp điều trị đã tiến hành, bao gồm loại điều trị, liều thuốc hoặc xạ trị và số chu kỳ điều trị
  • Bất kỳ phát hiện y tế nào có liên quan trong quá trình điều trị, chẳng hạn như các tác dụng phụ gặp phải và cách chúng được kiểm soát.
Tầm quan trọng của việc theo dõi sau điều trị ung thư
Kết quả của tất cả các xét nghiệm chẩn đoán
  • Kết quả của tất cả các xét nghiệm chẩn đoán
  • Lịch trình xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe của bạn sau khi điều trị ung thư
  • Nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ lâu dài của điều trị ung thư

Bài viết tham khảo nguồn: vinmec.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *